
Nghề may ở Hội An xưa và nay
Ngày 12 tháng Chạp hằng năm, hầu hết hiệp thợ may ở Hội An đều giỗ tổ để ngưỡng vọng công đức tổ nghề và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Giỗ tổ đã trở thành thông lệ và là một cách hành xử văn hóa của bộ phận người lao động đối với truyền thống cha ông.
Đo may cho Du khách
Vài nét vềnghề May ở Hội An xưa
Ngày 12 tháng Chạphằng năm, hầu hết hiệp thợ may ở Hội An đều giỗ tổ để ngưỡng vọng công đức tổ nghề và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ. Giỗ tổ đã trở thành thông lệ và là một cách hành xử văn hóa của bộ phận người lao động đối với truyền thống cha ông. Tổ nghề tại Hội An được dân gian lưu truyền có tên là Nguyễn Thị Sen. Lễ vật thường là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã. Nhiều tiệm còn cúng đầu heo, heo quay hay vịt là tuỳ theo ý nguyện và hiệu quả làm ăn trong năm.
Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, tại Hội An đã có các tiệm may Âu phục bên cạnh các thợ may đồ Việt. Nghệ danh còn lưu truyền đến nay như: Đỗ Mậu, Lê Ái, Trần Nạn, Nguyễn Diệm, Trần Tiết, Nguyễn Sung, Tư Thuỳ, Bốn Lữ, Châu Toàn, Nguyễn Tạo, Hoàng Mỹ, Lê Chương... với các tên hiệu nổi tiếng như: Công Thành, Vĩnh Lợi, Lữ Phát, Văn Minh, Tiến Hưng, Hiệp Thái, Tân Tân, Lợi Hưng, Hiệp Hưng, ... Nghệ danh của các thợ may đồ Việt như: Hai Trác, ông Xin, ông Chương, ông Chung.... Thực tế, giai đoạn này, hầu hết các tiệm may đều có quy mô nhỏ.
Theo cụ Nguyễn Sung ( 88 tuổi - phường Minh An ) - chủ tiệm may Tiến Hưng - vào khoảng những năm 1945, cả Hội An có từ 60 – 70 người làm nghề với chừng 20 tiệm, cửa hiệu. Mỗi tiệm chỉ có vài ba bàn máy với năm bảy lao động, hiệp thợ làm ngày ăn bữa. Từ tháng 9 Âm Lịch, một số tiệm lớn bắt đầu làm cả ngày lẫn đêm cho đến Tết. Áo, quần chủ yếu là đồ Ta, thường phục của người dân; Âu phục như quần tây, sơ-mi chỉ có một vài người mặc khi có lễ lạc.
Thực tế, nghề may khiến người thợ suốt ngày cặm cụi, lam lũ, nhưng được tiếng là người “làm đẹp cho đời”; riêng phần mình, nài thu nhập ít ỏi, người thợ bao giờ cũng ăn mặc tươm tất, sạch đẹp.
May "nóng" – Một sản phẩm du lịch hôm nay
Từ sau khi Đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nền kinh tế Du lịch phát triển mạnh. Đón đầu sở thích mua sắm, đặc biệt là may áo quần của du khách nại quốc, nghề may ở Hội An phát triển ồ ạt và tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới.
Theo thống kê của Phòng Kinh tế Hội An ( tháng 11/2005 ), toàn thị xã có đến 320 hộ với trên 800 lao động tham gia ngành may mặc. Trong đó, phường Cẩm Phô có 54 hộ - 220 lao động, phường Sơn Phong 39 hộ - 126 lao động, phường Tân An 36 hộ - 81 lao động.... Riêng phường Minh An - nằm trong Đô thị cổ đã có đến 57 hộ gia đình kinh doanh may mặc bằng hình thức mở shop vải, tập hợp hiệp thợ đo, cắt may tại chỗ, mỗi người làm một bộ phận theo dây chuyền với hơn 165 lao động. Đây là dịch vụ “may nóng” đáp ứng nhanh nhu cầu của du khách nhưng chất lượng và tính thẩm mỹ rất cao. Hầu hết các hiệu may mặc đều tập trung chủ yếu ở khu vực I và II của Đô thị cổ. Nhiều hiệu may, shop vải hoạt động với quy mô lớn xuất hiện như shop Thu Thuỷ, YaLy, Phương Huy, Thắng Lợi, Nguyên, Thanh, Á Đông Silk, Bảo Khánh, Gia Hưng, Hạnh Hưng, Cảm Nhận... Mỗi năm các hiệu, shop này bán tại chổ và xuất khẩu ra nước nài hàng chục nghìn sản phẩm, doanh thu hàng tỷ đồng.
Sở dĩ loại dịch vụ này thu hút du khách là do phương thức hoạt động rất đặc biệt. Từ lúc khách đến đặt hàng và cho số đo đến khi hoàn thành 1 bộ vest hay 1 chiếc áo đầm chỉ trong vòng 3 – 4 tiếng đồng hồ. Du khách có thể để lại địa chỉ nơi cư trú, chủ hiệu sẽ đem hàng đến giao tận nơi. Mặt khác, du khách còn đặt hàng qua mạng, chỉ cần cho số đo, loại vải, loại áo quần cần may... tới hẹn đến lấy. Rất nhiều du khách tham quan ở Huế, Đà Nẵng hay Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... thậm chí ở nước nài đã đặt hàng qua mạng, khi đến Hội An đã có bộ đồ mới vừa vặn hoặc được gửi sang bằng con đường xuất khẩu.
Một số hiệu may ở Hội An từng vinh dự được may trang phục cho hoàng hậu Tây Ban Nha, các vị nghị sĩ của nhiều quốc gia đến từ các nơi trên thế giới và tham gia các hội thi trang phục, thời trang trong và nài tỉnh. Mấy năm gần đây, trong nhiều chương trình hoạt động văn hóa văn nghệ, hiệp thợ may Hội An có dịp thi tài qua các chương trình biểu diễn trang phục, thời trang, văn nghệ do chính quyền và các ngành Văn hóa, Thương mại - Du lịch tổ chức.
Nài việc tập hợp đội ngũ thợ may lành nghề, có khả năng sáng tạo, hợp thời, các hiệu may ở Hội An đều lập địa chỉ E-mail, trang Website riêng. Mẫu mã, kiểu dáng trang phục vô cùng phong phú nhờ hiệp thợ Hội An có tố chất năng động, sáng tạo, chuyên tâm tìm tòi, học hỏi. Có thể nói, nghề may "nóng” phát triển mạnh không chỉ giải quyết nhiều lao động từ đội ngũ giao hàng, chuyên chở, dịch vụ tin học, kế toán kinh doanh cho đến lực lượng cung cấp phương tiện, thiết bị, vật liệu như vải vóc, bàn máy, kim chỉ, bao bì... Hiện một thợ chính có mức thu nhập từ 2-3 triệu đồng/tháng.
---------------------
Nguồn: Hội An 24h