hoa sen

Tổ nghề may: Thánh sư Nguyễn Thị Sen
Ngày giỗ tổ: 12 tháng chạp hàng năm (12/12 âm lịch)
Đền thờ tổ tại: làng Trạch Xá - xã Hòa Lâm - Ứng Hòa - Hà Nội

Áo dài Việt Nam qua các thời kì

    Đến nay vẫn chưa xác định được chính xác nguồn gốc của chiếc áo dài đã gắn bó với người phụ nữ Việt Nam từ lúc nào. Theo các nhà khảo cổ, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà phơ phất trong gió đã được tìm thấy trong các hình ảnh khắc trên các cổ vật như mặt trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ, trên tháp đồng Đào Thịnh vào khoảng ba ngàn năm về trước. Theo truyền thuyết thì Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng khi cưỡi voi ra trận. Sau này vì tôn kính hai bà nên phụ nữ Việt Nam đã tránh mặc áo hai tà và thay vào đó áo tứ thân

    Chiếc áo dài có tà thật rộng vào những năm mới bắt đầu. Nhưng đến ngày nay, chiếc váy đó chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và áo tứ thân chỉ còn là trang phục của các đoàn nghệ thuật dân tộc. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam lại có lịch sử hoàn toàn khác. Một câu hỏi được nhiều người đặt ra: chiếc áo dài Việt Nam đã có từ bao giờ?

              Sau đó là hẹp hơn một chút với phân tay nối gọn gàng. Lịch sử còn ghi cuộc chiến Trịnh, Nguyễn phân tranh kéo dài gần hai trăm năm. Một phương cách tốt nhất hiện nay, theo các quần thần, là phải xưng vương và dựng tân đô. Nhưng muốn thực hiện một vương quốc mới để đổi mạng trời thì phải thay đổi lễ nhạc, thay đổi văn hóa và việc quan trọng nhất để thay đổi văn hóa là thay đổi trang phục. Nguyễn Phúc Khoát đã đồng ý và giao cho quan đại phu thực hiện công việc này

    ÁO DÀI CHIẾT EO THẬP NIÊN 1960-1970

            Từ đó Phúc Khoát lên ngôi với hiện là Võ Vương, lấy Phú Xuân là đô thành. Trong triều đổi lễ nhạc, ngoài dân gian thay đổi phong tục. Để phân biệt với phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (hai ống) giống như đàn ông. Chủ chương của Võ Vương đã gây ra một cuộc khủng hoảng về trang phục ở Phú Xuân. Quần chúng phụ nữ không tán thành và tỏ ý phản đối kịch liệt. Phản đối nhưng không thay đổi được “ý vương”, từ đó phụ nữ miền Nam phải mặc quần hai ống. Với con mắt phong kiến, Võ Vương thấy phụ nữ mặc quần hai ống trông “khêu gợi” quá, ông bèn triệu triều thần nhiên cứu tham khảo chiếc áo dài của người Chăm (giống như áo dài của phụ nữ Việt Nam ngày nay nhưng không xe nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để “chế” ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chăm có xẻ nách. Cũng như văn hóa Việt Nam phát triển ở Huế, chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam có đủ cả 2 yếu tố của phương Bắc và phương Nam.

              Trần Lệ Xuân với áo cổ tim nổi tiếng một thời. Trải qua năm tháng chiếc áo dài ngày ấy gắn bó với người phụ nữ Việt Nam làm tôn thêm vẻ đẹp của phụ nữ phương Bắc cũng như phương Nam, nên nó đã được chấp nhận và trở thành một tài sản văn hóa của người phụ nữ Việt Nam. Cho đến đầu thế kỉ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị mặc đều may theo thể năm thân. Mỗi thân áo trước và sau để có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo.Thêm vào đó là tà thứ năm ở bên phải,  trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷa tay. Sở dĩ áo phải nối thân là vì các loại vải tốt như lụa, sa, gấm,… ngày xưa chỉ dệt được rộng nhất là 40cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà may rộng sa từ sườn đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80cm ở gấu, cổ áo chỉ

     

    ÁO DÀI TÀ NGẮN GỌN GÀNG TRONG NHỮNG NĂM 1980

                Trong thập niên 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều nhưng phụ nữ thành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tươi, sáng hơn, được nhập khẩu từ châu Âu. Thời kì này, gấu áo dài thường được may trên mắt cá chân khoảng 20cm. Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuối thế kỉ XX thiếu nữ khắc nơi mặc quần trắng với áo dài đã bắt đầu xuất hiện, nhưng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữa sống áo vì vải của phương tây dệt có khổ rộng hơn vải ta. Tay áo vẫn may nối. Thời đó, Hà Nội đã có các nhà may nổi tiếng như Cát Tường ở phố Hàng Da và một số khu vực Hàng Trống, Hàng Bông. Năm 1939, nhà tạo mấu Cát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Mur mang mẫu dág rất Âu hóa. Áo Le Mur được xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sĩ hay ăn chơi “thời thượng” lúc đó mới dám mặc. Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo này lại bị lãng quên

    ÁO DÀI CỦA CÁC MẸ XỨ HUẾ

                Đến khoảng những năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết eo. Các nhà may lúc đó đã cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm thân dáng mà không cần chiết eo; vạt áo cắt hep hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu được hạ thấp xuống

    Vào những năm 1960, áo dài được thay đổi nhiều nhất vì cái nịt ngực được sử dụng ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài phải được may chiết eo, thậm chí người phụ nữ mặc rất chật để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên để hở cạp quần; gấu áo cắt ngang thẳng và dài gần đến mắt cá chân, cổ áo khoét tròn

    ĐẾN CHIẾC ÁO DÀI NGÀY NAY

                Vào cuối những năm 1960 đầu những năm 1970, để thích ứng với thời trang váy ngắn, quần loe của thanh niên theo lối hippy, áo dài mini đã xuất hiện và ngay lập tức trở thành mốt thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng ra và không chiết eo nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể; cổ áo may thấp 3cm; vai áo bắt đầu được cắt lối raglam để ngực và tay áo ôm hơn; quần khi đó được may rất dài, gấu rộng đến 60cm. Sau thời kì này về đến những năm 190 áo dài không thay đổi nhiều lắm so với truyền thống, thỉnh thoảng cũng có những mẫu áo dài mới, chẳng hạn như quần áo đồng màu, nhưng không phổ biến

              Ngày nay Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài với đầy đủ các loại chất liệu vải, họ vẫn luôn nghiên cứu.. tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới….Chất liệu mới cho áo dài được kết hợp từ những tấm vải mẫu thường được trang trí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu thùa. Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về kiểu dáng vẫn phải giữ theo công thức cũ, nghĩa là không khác nhiều với áo dài của pho tượng Ngọc Nữ thế kỉ XVII ở chùa Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh

    Chiếc áo dài đã trở thành một trang phục không thể thiếu với người phụ nữ Việt Nam bất kể làm ngoạigiao, làm khách ở đâu, trên đất Paris hay New York hoặc là vận động viên Olympic đều mặc áo dài để tiếp tân. Dưới con mắt của thế giới, hễ thấy phụ nữ mặc áo dài. Dù đứng tren diễn đàn nào, không cần giới thiệu, họ cũng đều biết đó là phụ nữ Việt Nam
    ---------------------
    Nguồn: Học viện Quản lý Giáo dục