hoa sen

Tổ nghề may: Thánh sư Nguyễn Thị Sen
Ngày giỗ tổ: 12 tháng chạp hàng năm (12/12 âm lịch)
Đền thờ tổ tại: làng Trạch Xá - xã Hòa Lâm - Ứng Hòa - Hà Nội

G-string

    G-string là một loại quần lót gồm một miếng vải, hoặc da hoặc chất dẻo, nhỏ để che phủ và giữ bộ phận sinh dục, có dây lọt giữa hai mông và được nối với dây quanh hông; G-string được cả nam lẫn nữ mặc như là đồ bơi hoặc đồ lót.

    Nguồn gốc

    G-string có lẽ là hình thức quần áo sớm nhất mà nhân loại biết đến; có nguồn gốc từ vùng khí hậu ấm áp thuộc Hạ Sahara của châu Phi, nơi mà gần 75.000 năm trước đây người ta đã biết mặc quần áo. Nhiều bộ tộc, như bộ tộc Khoisan thuộc vùng phía Nam châu Phi, đã mặc loại đồ này trong nhiều thế kỷ. Cũng giống như loại quần lót fundoshi của Nhật Bản hơn 2.000 năm trước, những loại trang phục này tại thời kỳ đó chủ yếu là dành cho che phủ bộ phận sinh dục của nam giới.

     

    Mặc dù thoạt đầu người ta chỉ dành loại này cho nam giới, nhưng hiện nay ở phương Tây phụ nữ lại thường mặc G-string hơn. Vũ nữ thát y ở phương Tây đã mặc G-string trong những buổi biểu diễn hàng ngày của họ từ giữa thập niên 1920. Lần đầu tiên[cần dẫn nguồn] loại này được dùng phổ biến thay cho đồ tắm ở Nam Mỹ, đặc biệt ở Brasil, là vào thập niên 1970.

    Từ nguyên

    Nguồn gốc của từ "G-string" đến nay vẫn chưa rõ. Từ thế kỷ 19 đã có từ geestring để chỉ sợi dây dùng giữ cho cái khố của thổ dân da đỏ Mỹ[1] và sau này được dùng để chỉ chính cái khố nhỏ hẹp đó. William Safire trong tác phẩm Ode on a G-String đã trích dẫ việc sử dụng từ "G-string" với nghĩa "cái khố" từ tạp chí Harper's Magazine khoảng 15 năm sau bài "Western Wilds, and the Men who Redeem Them: An Authentic Narrative" của John Hanson Beadle và nói rằng tạp chí đã gây nhầm lẫn với thuật ngữ "G-string" trong âm nhạc (dây đàn để đánh nốt sol, hay G). Safire cũng dẫn ý kiến của nhà ngôn ngữ học Robert Hendrickson nói rằng dùng chữ G (hay gee) để thay thế cho từ "hạ bộ" (tiếng Anh: groin), một từ được coi là cấm kỵ vào thời đó[2].

    G-string có nhiều biến thể, từ loại mông được che đến loại chỉ có một sợi dây tại phía sau. Như trong kiểu tanga, kiểu G-string này chỉ che vùng xương mu và để hở hai mông; từ "G-string" thường được dùng để chỉ kiểu mà mảnh vải thẳng đứng sau mông không rộng hơn một sợi dây.

    Thương mại hoá

    Độ phổ biến trong văn hoá phương Tây

    Thái độ với người mặc G-string thay đổi tùy theo người, cũng giống như với người mặc quần áo quá mỏng manh. Vào cuối [[thập niên 1980], những nhà thiết kế thời trang cho phụ nữ đã làm cho nó rất phổ biến ở phương Tây; quần lót kiểu G-string trở nên ngày càng phổ biến vào thập niên 1990 vì có những chương trình TV như Baywatch, một chương trình có thiếu nữ mặc đồ bơi kiểu G-string. Đến năm 2002, G-string đã trở thành thời trang bán chạy nhất của phụ nữ. Một thuận lợi khi mặc G-string là sẽ không có đường lằn của quần lót nhất là khi mặc đồ mỏng, đồ màu nhạt hay đồ bó sát người. Dù G-string mới chỉ phổ biến ở châu Mỹ vài thập niên gần đây, ở châu Âu đã phổ biến từ nhiều năm trước đó.

    Vấn đề sức khoẻ

    Những năm gần đây, người ta đã nói đến vấn đề sức khoẻ và vệ sinh khi mặc quần lót kiểu G-string không đúng cách. Các bác sĩ phụ khoa nói rằng ngày càng có nhiều ca nhiễm trùng bộ phận sinh dục khi liên tục mặc loại quần này, chủ yếu là ở phụ nữ. Họ khuyến cáo là chỉ mặc G-string không quá 6 tiếng đồng hồ liên tục (nếu không thay cái khác hoặc giặt), vứt bỏ sau khi đã sử dụng thường xuyên 4 tháng và không bao giờ mặc quần loại này khi ngủ

    Ghi chú

    1 John Hanson Beadle (1877) "Western Wilds, and the Men who Redeem Them: An Authentic Narrative" p. 249, digitized text at Google Books

    2 "On Language; Ode on a G-String", by William Safire, The New York Times, 4 tháng 8, 1991

    (Vietnamscout)