hoa sen

Tổ nghề may: Thánh sư Nguyễn Thị Sen
Ngày giỗ tổ: 12 tháng chạp hàng năm (12/12 âm lịch)
Đền thờ tổ tại: làng Trạch Xá - xã Hòa Lâm - Ứng Hòa - Hà Nội

Màu nhuộm và các trợ chất trong vải sợi dùng may mặc

    Hàng may mặc ngày nay cần đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng. Quần áo cần phảicó đa dạng màu sắc, mềm mại , ngoài ra dễ giặt giũ, không nhăn. Quần áo cần phải bền, chắc sau nhiều lần mặc và giặt.Cuối cùng chúng cần phải có thêm khả năng chống bám bẩm .. Bên cạnh đó yêu tố vệ sinh sạch sẽ cũng đang được chú trọng: mới đây họ đã khám phá ra vi trùng Herpes-Simplex (HSV 1) đã bám chặt vào quần áo.

    Để sản xuất ra các loại quần áo đáp ứng được các nhu cầu trên, quần áo cần phải được nhuộm màu và xử lý với các phụ gia, trợ chất. Trong danh sách màu nhuộm có khoảng 4.000 chất màu được ghi nhận. Có khoảng một nửa trong số đó là màu Azo. Danh sách các trợ chất có tổng cộng khoảng 7.000 cách thứcdùng xử lý vải và quần áo khác nhau, tổng cộng bao gồm 400 – 600 hợp chất khác nhau trong đó.

    Rất nhiều chất màu và các trợ chất khi không bám chắc vào các sợi vải, chúng có thể thôi nhiễm ra trên da trong lúc mặc và theo vào cơ thể con người. Một số các chất màu có khả năng gây ra dị ứng. Một số sản phẩm dùng nhuộm , xử lý hàng may mặc có chứa các chất mà ở điều kiện nhất định có thể gây ảnh hưởng đến sứckhỏe của người mặc.

    Thuốc nhuộm, màu nhuộm

    Các loại màu nhuộm được phân biệt theo khả năng hòa tan, thành phần hóa chất và phương pháp nhuộm.

    Chất màu trong ý nghĩa cơ bản nhất là các loại màu hòa tan. Các loại màu khó hòa tan hoặc không hòa tan được gọi là tinh màu. Các tinh màu thường không được hấp thụ qua da người.

    Dưới khía cạnh hóa học, các loại màu được chia ra thành nhóm nhưmàu Azo, màu Anthrachinon, màu Metal complex và các nhóm khác.

    Qui trình nhuộm cũng là yếu tố quan trọng có liên quan đến sứckhỏe. Các loại màu hòa tan trong nước còn được gọi là màu trực tiếp và thường chui vào trong các lỗ hổng bên trong sợi. Sự liên kết với sợi không được bền chắc lắm nên vải thường có độ bền màu rất giới hạn. Khác với loại màu này, loại màu hòa tan trong nước có phản ứng sẽ tạo thành liên kết covalent với sợivải và không thể bị thôi nhiễm ra ngoài.

    Ngoài ra còn có nhóm màu phân tán (dispersion). Loại màu này thường có cấu trúc phân tử nhỏ và hòa tan tốt trong chất dầu với hạn chế hòa tan trong nước. Phân từ màu đượchòa trong sợi và người ta dùng cho qui trình nhuộm các dung môi hữu cơ (chất dẫn, chất kích hoạtphản ứng) . Các lỗi xảy ra trong qui trình nhuộm(nhuộm quá màu, sai loại sợi … ) sẽ dẫn đến tình trạng giải phóng chất màu ra ngoài.Với khả năng hòa tan trong dầu, hạt phân tử nhỏ và các chất dẫn có sẵn màu có thể thẩm thấu qua da người mặc quần áo.

    Như đã nhắc đến nhóm màu Azo là nhóm màu có ý nghĩa rất lớn. Có khoảng 500 loại màu Azo được sản xuất từ các chất có thể gây ung thư là aromatic amine. Khoảng chừng 150 loại màu trong số đó vẫn còn bán trên thị trường. Khi các hợp chất Azo này thâm nhập vào cơ thể, chúng có thể bị phân hủy trong hệ trao đổ chất của cơ thể và chất aromatic Amine nguyên thủy sẽ hình thành. Qui trình phân hủy Azo có thể xảy ra trong đường ruột, trong gan và cũng có thể xảy ra trong các loại vi khuẩn trên da chúng ta.

    Câu hỏi chính yếu,các hợp chất màu Azo từ quần áo có thể đã bị phân hủy bên ngoài da khi mặc,rất quan trọngtrong những liên kết này. Các loại amine hình thành trong thời gian này có thể thẩm thấu dễ dàng qua da hơn là nguyên phân tử màu. Trong các thí nghiệm người ta đã tìm ra, các loại màu phân tán hòa tan trong nước có thể bị phân hủy bởi một số loại vi khuẩn sống trên da và trong các lỗ hổng chân lông.

    Các nhà sản xuất tại Đức đã không dùng các loại màu Azo, mà từ đó có thể thải ra Amine sau quá trình phân hủy. Vấn đề này người ta vẫn tìm thấy trong các loại quần áo nhập khẩu từ các nước không thuộc EU (BfR)

    Các phản ứng dị ứng

    Khi một người cho là họ bị dị ứng với hàng sợi dệt, thì họ cần phải đến bác sĩ để xét nghiệm. Thường thì là các phản ứng kịvới các loại sản phẩm, chẳng hạn như dị ứng với sợi bông. Dị ứng thực thụ rất hiếm. Theo các viện da liễu tại Đức thì có khoảng 1-2% bị dị ứng với màu của quần áo và phần nhiều là phụ nữvì họ thường mặc quần áo bó rất sát với cơ thể.

    Nguyên nhân gây ra dị ứng chủ yếu là các loại màu phân tán. Theo Bundesinstitut für Gesundheit, Verbraucherschutz und Veterinärmedizin ( BGVV ) họ nêu ra 8 loại màu có khả năng gây dị ứng cao và không được dùng để nhuộm quần áo nữa.

    Dispersion Blue 1
    Dispersion Blue 35
    Dispersion Blue 106
    Dispersion Blue 124
    Dispersion yellow 3
    Dispersion orange 3
    Dispersion orange 37/7
    Dispersion red 1

    Trong số 800 loại màu nhuộm hiện đang được dùng có khoảng 49 màu trong số đó được xem là có khả năng gây dị ứng khi va chạm với da. Phần nhiều, như đã nói là các loại màu phân tán , gây ra dị ứng. Các loại màu này được sản xuất cho dòng sợi Polyester và khi dùng với dòng sợi này sẽ không có vấn đề gì vì chúng sẽ thâm nhập vào trong sợi ở nhiệt độ 130 độ C và kết nối chắc với sợi , không thể tách ra được nữa !

    Nếu dùng màu phân tán cho các dòng sợi khác, thí dụ như Polyamide (Nylon), màu sẽ chỉ được phân phối hời hợt trên bề mặt và không có sự kết nối chặt chẽ với sợi . Trường hợp này màu sẽ bị tách ra sau đó và thẩm thấu vào da người

    Theo nghiên cứu của ETAD (Ecological and Toxicological Association of Dyes and Organic Pigment Manufactures) , thì các loại màu phân tán gây dị ứng sau đây thường được tìm thấy trong áo khoác và quần: Blue 106 , Red 1, Blue 102, Blue 24, Orange 27/76 và Brown 1.

    Một loại màu phân tán khác có khả năng gây dị ứng cao là Basic Red 46, loại được sản xuất để nhuộm chất liệu Acryl. Trong các sợi Acryl thuần chất, màu này không gây dị ứng, tuy nhiên trong các loại sợi tổng hợp, độ ẩm như từ mồ hôi có thể làm thôi nhiễm màu ra ngoài. Vớ (tất) thường làm từ những sợi tổng hợp được nhuộm và Basic Red 46 là nguyên nhân gây ra các chứng viêm da chân trong những năm vừa qua !

    Nhiệm vụ phải ghi rõ các loại thuốc nhuộm lên trên nhãn có thể sẽ có ích rất nhiều. Rất nhiều người mang bịnh dị ứng không thể mặc quần áo màu đen, vì trong màu đen thường có chứa các màu đỏ và màu cam gây dị ứng (Bothe, Filbrich)

    Câu hỏi về lượng màu mà mà con người có thể chịu được, rất khó xác định. Số lượng lệ thuộc vào loại màu, kỹ thuật nhuộm và ngay cả hàm lượng tinh màu trong đó, cũng như hoàn cảnh, điều kiện mặc và nhiều yếu tố khác. Số liệu chúng ta chỉ tìm thấy ở một vài thí nghiệm đơn lẻ.

    Bộ y tế và bảo vệ người tiêu dùng phỏng đoán số lượng cho ngườitiêu dùng tính theo tỉ lệ bề mặt da là vào khoảng 0.001 tới 1 Micro gramm / 1 Centimet vuông. Thông số này tính cho các hàng may mặc được nhuộm với kỹ thuật chuẩn hiện đại. Các loại hàng may mặc được nhuộm với các kỹ thuật cũ kỹ thô sơ có thể hàm lượng sẽ cao hơn.

    Các loại trợ chất

    Trong việc sản xuất sợi, quần áo và hoàn tất người ta cần phải dùng rất nhiều các loại hóa chất khác nhau. Một số sẽ còn lại trên sản phẩm và thôi nhiễm ra qua cách bốc hơi, mài mòn …

    Bảng phân loại các loại trợ chất , hóa chất, không bao gồm màu nhuộm , theo BfR

    Tên

    Hóa học

    Ghi chú

    Chất tạo liên kết, có hoạt tính

    N-Methyloderivate (Formaldehyd)

    Tạo ổn định hình dạng

    Chất làm mềm mịn

    Như các loại polymer

    Chiếm đến 20% trọng lượng sản phẩm

    Chất chống cháy, làm chậm cháy

    Các hợp chất phosphor hữu cơ

    Trong quần áo bảo vệ cơ thể

    Chất kháng khuẩn

    Các loại hóa chất kháng khuẩn

    Trong vớ (tất), trong đế lót giày

    Các chất kháng nước

    Paraffine Fluorpolymere

    Các chất chống bám nước , chống bám dầu và chống bám bẩm

    Chất kháng nấm

    Polymer

    Dùng trong sợi bông

    Một số loại trợ chất có khả năng gây ung thư và làm biến đổi gene. Trong đó bao gồm Formaldehyd và Glyoxal. Các loại này hiện không còn được dùng trong việc chế biến và sản xuất hàng may mặc.

    Ngoài ra còn một số loại hóa chất có tác dụng đến hormon, theo các báo chuyên môn đã công bố. Các chất đó bao gồm Alkylphenolethoxylate , một số loại chất làm trắng (optical brightener) và các hợp chất thiếc hữu cơ.

    Chất làm trắng (optical brightener)

    Chất làm trắng được dùng để làm trắng sợi vải một cách tự nhiên. Trong bột giặt người ta cũng có cho thêm chất này. Hiện nay không có báo cáo về sự độc hại của chất này.

    DAS (Diamino Stilben Disulfon acid) là một chất bán thành phẩm trong quá trình sản xuất chất làm trắng và có cấu trúc tương tự với chất Oestrogen nhân tạo là Diethylstilbestrol

    Trong nghiên cứu đối với hai người thợ trong xưởng sản xuất chất làm trắng DAS, người ta ghi nhận hàm lượng Testosteron trong máu giảm xuống nhiều và những người này bị rối loạn khả năng tình dục. DAS có thể bị mồ hôi làm thôi ra khỏi quần áo. Tuy nhiên nồng độ thôi nhiễm từ quần áo rất ít so với số lượng hai người thợ trong xưởng sản xuất hấp thụ hàng ngày.

    Các hợp chất thiếc hữu cơ

    Các loại hợp chất thiếc hữu cơ (Tributyl tin = TBT) được sản xuất dùng làm sơn phủ cho thuyền, tàu bè, nhưng cũng được dùng phủ kháng khuẩn trong các loại vải kỹ thuật. Đôi khi người ta cũng tìm thấy trong các loại vải dùng may mặc. Chủ yếu là các loại vải dùng may đồ thể thao và các loại sản phẩm có thành phần nhựa. Hàm lượng chất này trong sản phẩm ở vào khoảng 0.11 g / kg. Với hàm lượng này thì quá ít để có khả năng kháng khuẩn. Liều lượng trong trường hợp này thì ít nhất phải là 1g/ kg mới đủ. Theo tính toán thì việc ô nhiễm với chất này, khi mặc quần áo, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên theo BfR, dể an toàn , không nên xài các sản phẩm có chứa TBT.

    Nhìn chung, khả năng hấp thụ TBTtừ thực phẩm, từ các tấm lót sàn nhà làm bằng PVC cao hơn nhiều so với sự hấp thụ qua quần áo.

    Hàm lượng TBT hấp thụ đối với người lớntheo TDI (tolerable daily intake) được xác định là 0.25 micro gram/ kg trọng lượng cơ thể. Theo Toxproof-Siegel của TÜV Rheinland thì quần áo có hàm lượng TBT đến 25 micro gram/kg là ít chất độc hại.

    Chống tia UV

    Các chất hấp thụ tia UV được dùng để bảo vệ sợi vải và màu sắc của vải. Chúng biến chuyển các tia UV thành các tia có bước sóng lớn hơn. Các loại quần áo làm từ sợi bông được trang bị với các chất này nhằm bảo vệ người tiêu dùng tránh được tia UV, điều rất có lợi. Hiện nay quần áo, nếu có, thường có ghi rõ cấp độ bảo vệ (UPF)

    Chất kháng khuẩn 

    Chất kháng khuẩn thường được ứng dụng trong quần áo thể thao, để tránh việc tạo mùi hôi. Người ta thường dùng các ion bạc, muối ammonium, các chất chitosan, Isothiazoline và Triclosan. Vấn đề lớn nhất là các hình thức dị ứng, việc ngăn chặn vi khuẩn có lợi phát triển trên da và tạo thành các loại vi khuẩn kháng thuốc !

    Qui định theo pháp luật

    Theo luật định thì người ta chỉ cần ghi rõ trọng lượng tịnh của các loại sợi được xử dụng, không cần chú ý đến màu và các trợ chất. Nếu trên nhãn ghi 100% sợi bông, thì thường sản phẩm thực thụ chỉ có khoảng 75-85%. Nhìn các nhãn ghi trên hàng may mặc , chúng ta không thể xác định được 20-25% còn lại bao gồm các loại màu và trợ chất gì !

    Cấm hoặc bắt buộc phải nêu ra trên sản phẩm hiện nay chưa có nhiều và nếu có cũng chỉ đối với một số chất rất độc hại:

    Theo luật BGVO một số chất chống lửa và các chất màu Azo mà có khả năng thải ra chất amine gây ung thư, không được phép dùng trong sản phẩm may mặc. Từ mùa hè năm 2010 chất chrome giá trị 6 trong các sản phẩm da thuộc cũng bị cấm.

    Các sản phẩm may mặc có chứa nhiều hơn 0.15% formaldehyde tự do cần phải được ghi rõ ( thí dụ như : có chứa formaldehyde , để không ảnh hưởng đến da , nên giặt trước khi mặc)

    Theo luật cấm các loại hóa chất, sản phẩm (đặc biệt từ da thuộc) nếu có chứa nhiều hơn 5 mg/ kg pentachlorphenol , thì không được phép bán trên thị trường.

    Tổng kết

    Quần áo, nếu sản xuất đúng theo chuẩn của Đức, sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe, cho dùng trong sản xuất rất nhiều các loại thuốc màu và trợ chất được dùng để đạt được các tính chất cần thiết. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm hoi, cũng có thể gây ra dị ứng.

    Bộ BfR cũng đã nêu ra các loại màu, phòng ngừa, không nên dùng cho các loại hàng may mặc (như nêu trên)

    Các loại màu Amine, từ đó có thể tách ra các Aromatic Amine gây ung thư, đã bị cấm theo luật. Tuy nhiên các chất này có thể bị tìm thấy trong các sản phẩm nhập khẩu.

    Bộ BfR cũng cấmviệc sử dụng chất 1,2,4 Trichlorbenzol dùng làm trợ chất cho qui trình nhuộm cũng như chất triclosan dùng làm chất kháng khuẩn. Ngoài ra còn phải có trách nhiệm liệt kê rõ các chất được dùng để kháng khuẩn 

    Các biện pháp phòng ngừa

    - Nên giặt quần áo mới mua trước khi mặc, tốt nhất là nên giặt nhiều lần. Làm như vậy các loại hóa chất còn sót lại sau sản xuất, phần lớn sẽ được rửa sạch đi
    - Nếu bạn là người bị dị ứng, nêu chú ý đến các nhãn hướng dẫn trên quần áo xác định không có chứa các loại hóa chất gây dị ứng. Không nên mua các loại quần áo mà cho ghi trên đó là “phải giặt riêng” hoặc “quần áora màu”
    - Là người bị dị ứng, bạn chỉ nên mặc jeans màu xanh hoặc các màu thiên nhiên. Các loại màu này không gây dị ứng
    - Không nên mua các loại quần áo bốc mùi nhiều
    - Tránh không nên dùng quần áo có màu qua sặc sỡ

    Tác giả: Eva Theil , Dr. M. Otto (Tháng 3 năm 2011)

    Thông tin thêm

    Không có tiêu chuẩn sinh thái bắt buộc đối với hàng may mặc. Thay vào đó có rất nhiều nhãn hiệu sinh thái cho hàng sạch được cấp sau khi đạt được các chỉ tiêu nhất định.

    Có hai nhóm nhãn hiệu khác nhau. Nhóm đầu tiên bao gồm nhãn hiệu mà các chỉ tiêu kiểm nghiệm tập trung vào đặc tính và tính chất của chính sản phẩm. Các loại nhãn này được gọi là nhãn kiểm chất độc hại, vì chỉ sản phẩm cuối được kiểm nghiệm. Nhóm thứ hai bao gồm các nhãn tập trung vào qui trình sản xuất, từ nguyên vật liệu thô cho đến việc tiêu hủy chất thải.

    Nhãn có tiếng nhất và được các nhà sản xuất chấp nhận nhiều nhất là nhãn Oeko-Tex Standard 100. Trung tâm tiêu dùng khuyên nên tham khảo các nhãn hiệu môi trường , nhãn hiệu Oeko Tex Standards 1000 và các nhãn hiệu của các hiệp hội khoa học quốc tế tại www.label-online.de , vì họ sẽ có các tiêu chuẩn kiểm nghiệm nghiêm khắc và các hệ thống kiểm tra tốt nhất

    Các thông tin, chỉ tiêu kiểm nghiệm, kiểm tra và đánh giá của các nhãn hiệu quí vị có thể tìm thấy tại www.label-online.de

    Sau đây là một số nhãn quan trọng trong ngành may mặc

    Logo

    Nhãn hiệu

    Tổ chức chịu trách nhiệm

    Loại nhãn và kiểm định

    Ký hiệu môi trường Âu Châu , may mặc

    www.eco-label.com

    Nhãn hiệu cho môi trường

    Hàng may mặc thiên nhiên best

    www.naturtextil.com

    Môi trường , xã hội , do đơn vị bên ngoài kiểm định

    Hàng may mặc da thuộc thiên nhiên

    www.naturtextil.com

    Môi trường, xã hội , do đơn vị bên ngoài kiệm định

    Oeko-Tex Standard 1000

    www.oeko-tex1000.com

    Môi trường, xã hội , do đơn vị bên ngoài kiệm định

    Lamu lamu

    Landjugendverlag www.lamulamu.de

    Môi trường, xã hội , do đơn vị bên ngoài kiệm định

    Pure wear

    www.otto.de

    Môi trường, kiểm nội bộ và bên ngoài

    Hautverträglich, Schadstoffgeprüft

    www.otto.de

    Nhãn kiểm chất độc hại, do đơn vị bên ngoài kiểm định

    Oeko tex Standard 100

    www.oeko-tex.com

    Nhãn kiểm chất độc hại, do đơn vị bên ngoài kiểm định

    Ecoproof

    www.tuv.com

    Môi trường và xã hội

    Toxproof

    www.tuv.com

    Nhãn kiểm chất độc hại,do đơn vị bên ngoài kiểm định

    Medizinisch getestet

    www.koerpervertraegliche-textilien.de

    Nhãn kiểm chất độc hại, kiểm nội bộ

    Rugmark

    www.rugmark.de

    Xã hội, do đơn vị bên ngoài kiểm

    (Vietnamscout)